HÌNH ANH

.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

ĐỀ XUẤT NỚI THỜI HẠN CHO VAY GÓI 30 NGHÌN TỈ ĐỒNG

TPO-Liên quan đến việc tháo gỡ biện pháp tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch hiệp Hội bất động sản TP.HCM đã đề xuất nới thời hạn cho vay nhà ở từ 10 năm lên 20 năm.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch hiệp Hội bất động sản TP.HCM. 

Vì sao ông lại đề xuất nới thời hạn vay mua nhà ở gói 30 nghìn tỉ đồng từ thời hạn 10 năm lên 20 năm, thay vì 10 năm quy định cho phép?

Chúng tôi đã đề nghị vấn đề này trên cơ sở rất phổ biến trên thế giới, người ta lấy chu kỳ của một thế hệ là một chu kỳ để cho vay nhà ở xã hội vào khoảng khoảng 20 – 25 năm. Thông tư 11 của ngân hàng nhà nước xác định là tối đa 10 năm, với một khoản vay hàng tháng phải trả lãi trên dưới 5 triệu đồng 1 tháng. Với mức đó, nó phù hợp với mức thu nhập của người dân ở thành thị, nếu à kéo thời hạn của người tiêu dùng lên 20 năm thì hàng tháng người tiêu dùng chỉ phải trả 2-3 triệu đồng 1 tháng. 

Khảo sát sơ bộ cho thấy nhu cầu nhà ở xã hội đang nhiều hơn cung ít nhất 5 lần, trong khi một báo cáo khác của Sở xây dựng TP. HCM cho thấy có 4 dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Ông có cho rằng tốc độ chuyển đổi đang chậm trong khi nhu cầu thực tế đang quá cao?

 Thành phố mới ký 5 văn bản thuận chủ trương ký cho 5 doanh nghiệp chuyển 5 doanh nghiệp đó chuyển sang nhà ở xã hội hoặc dịch vụ. Nhưng cho tới hiện nay thành phố vẫn chưa ký quyết định nào cho các doanh nghiệp chuyển đổi căn hộ từ quy mô lớn sang quy mô nhỏ, việc này rất chậm trễ, và sốt ruột. 

Hiệp hội bất động sản TP. HCM nhiều lần có văn bản đề nghị Ủy ban sớm xem xét việc này, như vậy sẽ có sản phẩm cung ứng ra thị trường và đối với dự án xây dựng dở dang như dự án của Cty cổ phần 584 đã xây dựng phần thô tới 85% khối lượng công trình. Đối với dự án dở dang này được tiếp xúc với một phần nguồn vốn tín dụng sẽ hoàn thành dự án rất nhanh và có sản phẩm cung ứng ra thị trường.

Thưa ông báo cáo hồi cuối năm 2012 của Hiệp hội bất động sản cũng trùng khớp với Sở xây dựng Thành phố là có đến 70% căn hộ tồn kho có diện tích trên 70 m2. Từ khi Chính phủ có chủ trương chuyển đổi căn hộ có diện tích lớn sang nhỏ đến nay đã 10 tháng vẫn chưa có dự án nào được chuyển đổi. Theo ông liệu có vấn đề nào đang vướng mắc ở đây? 

Không có vấn đề nào vướng mắc. Trong thông tư số 02 của Bộ xây dựng đã xác định rõ những điều kiện, nguyên tắc, tiêu chí chuyển đổi căn hộ có quy mô lớn sang căn hộ có quy mô nhỏ. 

  Trong đó có một tiêu chí rất quan trọng mà Bộ xây dựng nói rằng: “Việc chuyển đổi đó nếu không làm tăng tổng diện tích sàn xây dựng, tức là chia căn hộ lớn ra những căn hộ nhỏ và không làm tăng diện tích sàn xây dựng thì không cần phải xem xét quy mô dân số”. Thông tư 02 chỉ mang tính tình thế, cho nên thời hạn chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm là đến hết 31/12/2014.

Thưa ông về phía các nhà quản lý cũng có những cái lý nhất định. Ví dụ như không cân nhắc kĩ đến việc chuyển đổi thì có thể dẫn đến quá tải hạ tầng việc tăng dân số cục bộ trong khu vực có dự án?

Thông thường những căn hộ xin chuyển đổi từ căn hộ diện tích lớn sang căn hộ có diện tích nhỏ trong dự án đó theo quy chuẩn xây dựng của Bộ xây dựng thì chỉ có 25% căn hộ quy mô lớn.  

Thành phố cũng đã dứt khoát đã có chỉ đạo trong khu trung tâm đô thị hiện hữu mở rộng của TP. HCM, tức là khu 930 ha của khu bờ Tây sông Sài Gòn. Chúng tôi đề nghị Thành phố lập một danh mục các địa điểm không có phép chuyển đôi căn hộ có diện tích lớn sang diện tích nhỏ, nhưng ngoài các danh mục đó các dự án khác đều có thể được xem xét trên cơ sở về mặt tiện ích, chất lượng đối với người tiêu dùng.

Thanh Hà ghi
Theo FBCN
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét